Cơ khí là một trong những ngành thường xuyên được tuyển dụng nhân sự đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với rất nhiều những công việc như gia công, hàn, tiện, lắp ráp linh kiện điện tử…thu hút số lượng lớn lao động Việt Nam mỗi năm.

Dưới dây là tổng hợp những băn khoăn của người lao động: có nên đi xuất khẩu lao động ngành cơ khí hay không?
1.Ưu điểm
Ngành cơ khí có ưu điểm là ngành nghề đa dạng, tuyển dụng liên tục, một số ngành như gia công cơ khí, lắp ráp linh kiện…thường không yêu cầu kinh nghiệm, ngoại hình hay độ tuổi.
Cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, với nhiều kỹ thuật hiện đại, được đào tạo nâng cao chuyên môn và tay nghề khi về nước người lao động dễ dàng tìm được việc làm trong các công ty, doanh nghiệp Nhật.
Mức lương trung bình cao hơn các ngành nghề khác: dao động từ 150.000 đến 170.000 yên/tháng, với chế độ phúc lợi đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
Nhược điểm:
Phần lớn các đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí đều tập trung vào các đơn hàng hàn và tiện nhưng cả 2 ngành này thường yêu cầu tay nghề và kinh nghiệm.
Do tính chất công việc là làm trong môi trường nhà xưởng nhiệt độ cao, độc hại nên có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Yêu cầu về sức khỏe rất khắt khe nhất là các ngành đúc và uốn kim loại.
Môi trường làm việc áp lực, yêu cầu sự tập trung cao độ, cẩn thận, tỉ mỉ, đo và đọc số liệu chính xác.
Một số ngày cơ khí có mức lương cao hơn, đỡ vất vả và áp lực hơn như lắp ráp ô tô, lắp ráp, sửa chữa máy móc thường tuyển số lượng ít và yêu cầu trình độ cao đẳng, đại học.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành cơ khí khi có ý định đi sang làm việc tại Nhật Bản.