Đây là phán quyết của Tòa án Đan Mạch sau vụ kiện của người đàn ông tên David Lysgaard về vụ việc chiếc iPhone 4 mới đem đi bảo hành bị Apple đổi lại thành chiếc iPhone 4 bản tân trang lại.
Vào năm 2011, một vụ kiện đã được diễn ra với bên khởi kiện là người đàn ông Đan Mạch - David Lysgaard. Chiếc Apple iPhone 4 mới của anh sau khi được bảo hành bị đổi thành chiếc iPhone 4 đã được tân trang lại.
>> Samsung galaxy a7 2015
>> Samsung galaxy j7 2016
Kết quả, sau 4 năm, tòa án nước này đã đưa ra phán quyết có lợi cho David, buộc Apple ngừng sử dụng các phiên bản iPhone đã tân trang như một tùy chọn thay thế. “Táo Khuyết” không chấp thuận và đang tiến hành kháng cáo.
Tòa án Đan Mạch đã dựa trên Luật mua bán hàng hóa của nước này, cho rằng “Nhà Táo” không thể đổi một chiếc iPhone đã tân trang thay cho một chiếc iPhone mới vì giá trị giữa hai mặt hàng này không tương đương nhau.

Những chiếc iPhone được tân trang lại có giá rẻ hơn và có cùng thông số kỹ thuật với iPhone mới.

Về mặt thông số, các bộ phận cũng như các thông số kỹ thuật trên cả bản mới và bản tân trang là giống nhau. Tuy nhiên, Apple chắc chắn sẽ không sử dụng các bộ phận hoàn toàn mới cho các phiên bản đã tân trang lại. Trong khi đó, người dùng yêu cầu cần thay thế những bộ phận mới cho những bộ phận đã cũ, hỏng.

Ngoài ra, những chiếc iPhone tân trang lại chỉ được xem là những thiết bị “second – hand”, có giá bán thấp hơn bản mới mặc dù vẫn được Apple cam kết đảm bảo chất lượng.

Vụ việc về những chiếc iPhone đã được tân trang không chỉ xảy ra tại Đan Mạch mà còn diễn ra tại Mỹ. Phía nguyên đơn cho rằng: “máy đã tân trang thực chất đã qua sử dụng và mặc dù trông có vẻ mới nhưng độ bền và chức năng không được như bản mới”. Trong khi đó, Apple lập luận rằng iPhone tân trang lại có hiệu suất và độ ổn định tương đương với iPhone mới. Hiện tòa án Mỹ vẫn đang xem xét kháng cáo của hãng.