My ho tro tai chinh cho sinh vien du hoc chuong trinh MBA

Luôn nằm trong top các nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới, Mỹ là điểm đến lý tưởng của các du học sinh trên toàn thế giới. Tuy nhiên chất lượng học tập cao cũng đi kèm với mức chi phí du học đắt đỏ trong đó học phí và chi phí sinh hoạt dao động từ $15.000 đến hơn $60.000 mỗi năm. Tìm kiếm trợ cấp tài chính cũng như học bổng tại nước này không phải dễ dàng đặc biệt là đối với các du học sinh quốc tế. Tuy nhiên hiện nay Mỹ lại là một trong số các quốc gia cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính nhất cho sinh viên bao gồm cả du học sinh. Vậy hôm nay các bạn hãy cùng Tân Đại Dương tìm hiểu các nguồn hỗ trợ tài chính này nhé.

Câu 1: Chào Tân Đại Dương, mình là Quyên, mình đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, mình dự định sẽ du học MBA tại Mỹ và có nge nói Mỹ hiện có các nguồn hỗ trợ tài chính cho sinh viên, tuy nhiên mình biết thông thường phải là sinh viên có quốc tịch tại quốc gia này mới được hưởng các quyền lợi tài chính. Trường hợp mình xin hỗ trợ có được hay không? Ngoài ra mình cũng muốn biết Mỹ có các nguồn hỗ trợ nào cho sinh viên? Đăng ký hỗ trợ như thế nào? Mình xin cảm ơn.

Anh Nguyễn Bảo Anh – Giám đốc công ty tư vấn du học Tân Đại Dương trả lời:

Chào bạn Quyên. Nói chung, quốc tịch của bạn không ảnh hưởng đến điều kiện tài trợ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ không có cơ hội trợ giúp bổ sung có sẵn cho học sinh các dân tộc nhất định thông qua chương trình trao đổi toàn cầu của mình. Nó cũng có giá trị liên hệ với đại sứ quán của bạn để hỏi nếu có bất kỳ học bổng đặc biệt dành cho sinh viên từ nước bạn.

Với một số nước có nền giáo dục nổi tiếng trên thế giới, quốc tịch của sinh viên thường không ảnh hưởng đến việc đăng ký hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, bộ ngoai giao Mỹ có các chương trình hỗ trợ tài chính khác nhau tùy theo các quốc tịch của du học sinh thông qua các chương trình trình trao đổi sinh viên toàn cầu. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên chủ động liên hệ với đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam để hỏi thông tin về các chương trình học bổng cũng như hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên Việt Nam.

Cơ cấu của các chương hỗ trợ tài chính khi du học Mỹ:

Các lựa chọn hỗ trợ tài chính khác nhau tùy vào trường đại học hoặc các trung tâm giáo dục mà bạn đăng ký. Hình thức giảng dạy và phân loại trường thường ảnh hưởng rất nhiều đến cơ cấu của các lựa chọn hỗ trợ tài chính. Có một điều rất thú vị là một số trường đại học tại Mỹ không cung cấp các hỗ trợ tài chính dựa theo lực học và điểm số của các bạn sinh viên để cung cấp hỗ trợ tài chính (còn gọi là merit-based scholarship), thay vào đó họ dựa vào điều kiện của sinh viên để đưa ra hỗ trợ tài chính (còn gọi là needs-based scholarship). Columbia và Princeton đã thực hiện theo hình thức này, và sau khi tốt nghiệp nếu sinh viên và du học sinh có thành tích tốt sẽ được giới thiệu vào làm việc tại những tổ chức uy tín.

Làm thế nào để đăng ký hỗ trợ tài chính?

Bước đầu tiên bạn nên trực tiếp liên lạc với các trường đại học hay cơ sở giáo dục bạn muốn đăng ký để có thông tin về các khóa học có hỗ trợ tài chính, cũng như cách thức đăng ký. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiêm thời gian và tránh được những thông tin thiếu chính xác.

Một số trang web đáng tin cậy các bạn có thể tìm học bổng và hỗ trợ tài chính như: FundingUSStudy hay InternationalScholarship. Danh sách các tổ chức và trường đại học trợ giúp tài chính được trao cho sinh viên quốc tế cũng có thể được tìm thấy tại OACAC

Chương trình học bổng̉ Fullbright

Có rất nhiều các tổ chức cung cấp các quỹ học bổng khác nhau cho sinh viên nước ngoài. Một trong những quỹ học bổng được biết đến nhiều nhất là Chương trình Fulbright, là một chương trình trao đổi sinh viên do chính phủ Mỹ tài trợ. Có khoảng 155 nước tham gia vào chương trình này. Các chương trình học bổng được cung cấp rất đa dạng, nhưng đây cũng là một trong những chương trình có sự cạnh tranh gay gắt nhất do số lượng hồ sơ đăng ký luôn rất lớn.

Học phí:

Nếu không tìm được một học bổng du học Mỹ thì bạn cũng không nên hết hi vọng. Có những cách khác để có thể nhận được tài trợ cho các nghiên cứu tại Mỹ. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, có rất nhiều cơ hội tài trợ hỗ trợ cho việc nghiên cứu sau đại học. Điều này là do hệ thống giáo dục Mỹ có sự chú trọng đặc biệt vào các nghiên cứu ở cấp độ sau đại học.

Một lựa chọn khác là vay tiền để học

Rất nhiều trường cao đẳng và đại học có một danh sách cho sinh viên vay các khoản tiền phục vụ cho việc học. Nhiều tổ chức trong số này là các công ty Mỹ và bạn thường sẽ cần có một công dân Mỹ đứng tên cùng ký như là một người bảo hộ để có đủ điều kiện nhận khoản vay. Tuy nhiên, cũng có những lựa chọn khác nữa. Ví dụ, Đại học Harvard đã ký thỏa thuận với JPMorgan Chase sẽ cung cấp cho sinh viên đại học và chuyên nghiệp từ nước ngoài tiếp cận với các khoản vay giáo dục tư nhân.

Tự tin vào bản thân:

Sinh viên quốc tế thường được đánh giá rất cao bởi các nhà tuyển dụng sinh viên do tinh thần nỗ lực vươn tới thành công. Vì thế nhiều tổ chức và các công ty tư nhân sẵn sàng cung cấp kinh phí để được hưởng lợi từ chuyên môn và tiềm năng của bạn trong tương lai. Hãy tự tin vào khả năng của bạn, nỗ lực không ngừng và chủ động tìm tới các nguồn tài trợ. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một khoản đầu tư hiệu quả và rất có “lãi” trong tương lai.

Để cập nhật thông tin học phí và lịch khai giảng mới nhất của các trường Đại học Mỹ hay còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các nguồn hỗ trợ tài chính cho sinh viên khi du học Mỹ, các bạn có thể truy cập vào website: duhocmy.info hoặc Fanpage Du học Tân Đại Dương để các bạn dễ dàng trao đổi, thảo luận hoặc theo dõi thêm những thông tin, chương trình mới.

Mỹ hỗ trợ tài chính cho sinh viên du học chương trình MBAMỹ hỗ trợ tài chính cho sinh viên du học chương trình MBA

Câu 2: Chào Tân Đại Dương, em tên Duy Quang. Đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Marketing, hiện em đang là nhân viên văn phòng tại một công ty xuất nhập khẩu và đã có hơn 3 năm kinh nghiệm, em dự định du học MBA tại Mỹ. Vì vậy em muốn chương trình tư vấn các điều kiện để du học thạc sĩ và em cần chuẩn bị những giấy tờ nào? Em xin cảm ơn!

Anh Nguyễn Bảo Anh – Giám đốc công ty tư vấn du học Tân Đại Dương trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn Quang. Hiện bạn đã có kinh nghiệm làm việc và đây là lợi thế giúp bạn học tốt chương trình thạc sĩ tại Mỹ. Vì kiến thức về kinh doanh có thể là một trong những điều kiện tuyển sinh. Một số chương trình yêu cầu bạn phải có kiến thức nhất định về các môn học kinh doanh trước khi có thể bắt đầu. Nếu có yêu cầu về kiến thức kinh doanh, trường sẽ cho biết cụ thể bạn phải đáp ứng như thế nào. Bạn sẽ cần một vài hoặc tất cả các phần liệt kê dưới đây để làm thành bộ hồ sơ xin nhập học:

Đơn xin nhập học

– Thông thường bạn phải nộp một mẫu đơn xin nhập học. Hầu hết các trường có thu một khoản phí xét hồ sơ không hoàn lại đối với mỗi bộ hồ sơ xin nhập học nộp cho trường. Hiện nay, hầu hết đơn xin nhập học có thể nộp trực tuyến.

Bảng điểm chính thức

– MBA là chương trình học ở bậc Thạc sĩ nên bạn cần có bằng Cử nhân trước khi tham gia chương trình. Vì thế, bạn cần có bản sao của các bảng điểm chính thức từ mỗi trường mà bạn đã theo học. Bảng điểm được dùng để xác thực bằng cấp, việc hoàn tất những môn tiên quyết cũng như điểm trung bình học (GPA). Do đó, các trường thường đề nghị bạn cung cấp bảng xếp hạng (bạn ở top bao nhiêu phần trăm trong lớp), hoặc chỉ cần bạn nằm ở một khung GPA nhất định là được (thường là từ 3.0, tương đương khoảng B hoặc 7.0 trở lên đối với thang điểm Đại học Việt Nam). Bạn không nhất thiết phải có bằng Cử nhân kinh doanh để học MBA. Chương trình MBA chấp nhận bất cứ bằng cấp ĐH nào.

Lý lịch công việc

– Nhiều chương trình MBA khuyến khích hoặc thậm chí yêu cầu bạn phải có một số năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian. Nguyên tắc chung là 2 năm kinh nghiệm đối với các chương trình học toàn thời gian và nhiều hơn đối với các chương trình điều hành. Bạn phải nộp một bảng lý lịch liên quan đến công việc để chứng nhận kinh nghiệm làm việc nếu được yêu cầu. Kinh nghiệm làm việc là yếu tố các trường sử dụng để làm đa dạng hóa lớp học MBA.

Mỗi người xuất thân từ mỗi ngành nghề có kiến thức và cách tiếp cận vấn đề khác nhau, qua đó sẽ cung cấp cho những người khác một cái nhìn rộng, toàn cục và thú vị hơn. Một số trường mạnh về kĩ thuật (như MIT, Purdue) có tỉ lệ ứng viên từ ngành tự nhiên cao, Yale thích tuyển chọn các ứng viên từ các tổ chức phi lợi nhuận, trong khi Stanford lại có tiêu chí tuyển chọn sinh viên rất đa dạng. Nếu bạn có một back-ground độc đáo, cơ hội của bạn trúng tuyển sẽ cao hơn. Một số trường bắt buộc ứng viên có hai năm trước khi nhập học, trong khi đa số các trường top không nhấn mạnh đến thời gian. Một số trường như Wharton (University of Pennsylvenia) hay Stern (New York University) đánh giá rất cao kinh nghiệm làm việc.

Độ tuổi trung bình của các ứng viên MBA là khoảng 27-28. Và lưu ý rằng, đối với kinh nghiệm làm việc thì chất lượng quan trọng hơn số lượng rất nhiều. Nếu bạn chỉ có 1-2 năm kinh nghiệm nhưng đó là những trải nghiệm thú vị hoặc là những công việc quản lí đòi hỏi trách nhiệm và năng lực thì rõ ràng sẽ hơn những người có 4-5 năm kinh nghiệm nhàm chán ở những cơ quan nhà nước. Gần đây các trường lớn như Havard hay Stanford bắt đầu tuyển một phần nhỏ những SV vừa tốt nghiệp ĐH, chưa có kinh nghiệm làm việc. Nhưng đó bắt buộc phải là những SV cực kì xuất sắc và có tiềm năng lãnh đạo cao từ khi còn học ĐH. Đối với SV quốc tế, nếu bạn có ít kinh nghiệm làm việc thì việc nộp đơn MBA tại Mỹ sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Điểm thi xét tuyển

– Chương trình có thể yêu cầu bạn phải thi bài thi xét tuyển để được xét vào học. Bài thi quản lý cao học GMAT là bài thi phổ biến nhất hiện nay. Đôi khi trường có thể cho phép bạn dùng kết quả cũ của bài thi. Điểm thi phải được gửi đến mỗi trường MBA School mà bạn xin nhập học và có giá trị trong vòng 5 năm. Điểm GMAT quan trọng vì nó là một tiêu chí trong bảng xếp hạng các trường kinh doanh. Hơn nữa, GMAT là một kì thi chuẩn cho tất cả mọi người, nên nó được dùng để đánh giá khả năng học tập của ứng cử viên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điểm GMAT cao không bảo đảm là bạn sẽ được nhận (có nhiều người với điểm GMAT hoàn hảo 800 đã bị từ chối), nhưng một điểm GMAT thấp chắc chắn sẽ loại bạn ngay từ vòng tuyển chọn đầu tiên. Một điều nữa cần nhấn mạnh về GMAT là SV Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung rất mạnh về kĩ năng tính toán (Quantitative), nhưng thường yếu về kĩ năng ngôn ngữ (Verbal). Do đó, nếu bạn có điểm ngôn ngữ và viết luận cao sẽ gây dễ tạo được cảm tình của phòng tuyển sinh.

Thư giới thiệu

– các trường kinh doanh thường muốn biết bạn giao tiếp với người khác như thế nào trong môi trường công việc và học tập. Vì thế họ sẽ yêu cầu 2-3 thư giới thiệu. Những thư giới thiệu này thường là do các giáo sư, cấp trên trước đây của bạn hoặc các đồng sự khác.

Các bài luận xin nhập học

– hầu hết các trường muốn biết về bạn và lý do tại sao bạn muốn theo học MBA tại trường của họ. Điều này có nghĩa là bạn cần gửi một vài bài luận. Các bài luận là cơ hội để bạn mô tả bản thân và nói lên những mục tiêu của bạn. Có thể nói, bài luận là yếu tố quan trọng nhất.

Thông qua bài luận, các trường hi vọng có thể tìm được những ứng viên thích hợp. Thích hợp nghĩa là các trường tin rằng bạn sẽ thật sự hòa nhập với các hoạt động, bạn thực sự thích và muốn gắn bó với trường và bạn có thể đóng góp sự đa dạng của lớp học từ những kinh nghiệm cá nhân. Do vậy, câu hỏi “tại sao bạn lại muốn học trường XYZ” luôn luôn được nêu ra trong các bài luận và phỏng vấn. Các bài luận thường xoay vào các câu hỏi như: tại sao bạn lại chọn học MBA? Bạn muốn chọn nghề nghiệp gì trong tương lai? Khả năng lãnh đạo, sáng tạo và giải quyết vấn đề của bạn như thế nào? Các trường càng xếp hạng cao, có nhiều ứng viên với điểm GMAT và GPA rất cao thì bài luận càng khó (điển hình như Stanford) và có độ quan trọng cao.

Cũng cần lưu ý là một số trường yêu cầu phỏng vấn. Đây là một cách tuyệt vời để chứng minh bạn phù hợp với chương trình MBA mà bạn xin học. Nếu có, bạn sẽ được phỏng vấn sau khi nộp hồ sơ xin nhập học. Đa số các trường đòi hỏi được phỏng vấn ứng cử viên như một phần bắt buộc trong quy trình nộp đơn, trong khi một số trường khác không bắt buộc nhưng nhấn mạnh rằng phỏng vấn sẽ là một cơ hội rất tốt để bộ phận tuyển sinh có điều kiện tiếp xúc và đánh giá trực tiếp ứng viên. Đối với SV quốc tế, các trường sẽ đề nghị phỏng vấn bằng lực lượng cựu SV tại nước đó, hoặc phỏng vấn qua điện thoại.

>>> Hãy nhấn vào link sau để xem clip chia sẻ của các học sinh đã đậu visa du học các nước tại Tân Đại Dương bạn nhé: http://www.youtube.com/playlist?list=PL14C072BCD5C0355D

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi xin visa du học Mỹ

CÔNG TY DU HỌC HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM: TÂN ĐẠI DƯƠNG

✉ Địa chỉ công ty tư vấn du học – CN Quận 1: Mặt tiền 148/1 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1 (gần chợ và nhà thờ Tân Định)

☎ : 08.3848 4879 – 0989 006 890

✉ Địa chỉ công ty tư vấn du học – CN Quận 5: 902 Trần Hưng Đạo, P.7, Q.5 (kế Đống Đa Cinema)

☎ : 08.3838 2080 – 01665 157 271.

✉ CN Nha Trang: Số 7 Mê Linh, P. Phước Tiến, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

☎ : 058.3514036 – 097 860 4433 – 0936.483.620 (VP Nha Trang)

Website: www.tddvn.comwww.tandaiduong.edu.vn

☀ LƯU Ý: TÂN ĐẠI DƯƠNG CHỈ CÓ 3 CHI NHÁNH Ở HCM VÀ NHA TRANG – KHÔNG CÓ CHI NHÁNH NÀO Ở HÀ NỘI

View more random threads: