Giấy đi đường dành các hành trình vận chuyển hàng Bắc Nam là một thứ cần thiết trong ngành dịch vụ vận tải Bắc Nam. Nó được cấp cho từng chuyến hàng, cho từng xe, làm chứng từ trong thực hiện vận chuyển.

Các công ty vận tải bắc nam sử dụng giấy đi đường để giao nhiệm vụ của người lái xe, hạch toán các chi tiêu kinh tế kỹ thuật, theo dõi các sự cố xẩy ra trên đường. Đó là chứng từ để người lái xe giao dịch với chủ hàng, giao và nhận hàng hoá trên phương tiện của mình phù hợp với giấy gửi hàng.



Phần dành cho người lập giấy đi đường

Tại phần do người lập giấy đi đường ghi, doanh nghiệp vận chuyển hàng Bắc - Nam sẽ cần ghi rõ tên theo quyết định thành lập, ghi rõ địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, giấy đi đường và thời hạn giá trị của giấy đi đường. Bên cạnh đó, họ và tên lái xe, số giấy phép lái xe, số đăng ký xe và ro mooc, trọng tải của xe và rơ mooc cũng phải được hoàn thành. Sau đó, ghi rõ ngày, tháng, cấp giấy đi đường, và phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị.

Phần dành cho cơ quan kiểm soát

Còn ở phần dành cho cơ quan kiểm soát ghi, nhân viên kiểm soát, thanh tra, và cảnh sát sử dụng mục này để ghi nhận sự liên quan đến quá trình lưu hành của xe và người lái xe trên đường. Đặc biệt, tất cả những ghi nhận trong giấy đi đường cần phải có ngày, tháng, chữ ký và chức vụ cấp bậc của người ký.

Phần dành cho người lái xe

Người lái xe trong hành trình vận chuyển Bắc Nam cần phải ghi những gì? Họ sẽ ghi mục thuyết minh cần thiết cho lái xe nhằm mục đích ghi những lý do cho các sự cố trên đường liên quan đến quá trình thực hiện vận chuyển Bắc – Nam. Ví dụ như khi không tìm thấy chủ hàng do một sự cố bất ngờ xảy ra, hoặc xe hỏng giữa đường phải quay về hay đưa vào xưởng bảo dưỡng làm kéo dài hành trình vận chuyển, những điều này cần ghi lại trong phần dành cho người lái xe.

Bên cạnh đó, lái xe cũng cần nhớ ghi chỉ số đồng hồ cây số khi rời công ty vận tải và khi về đơn vị, số hoá đơn xuất hàng, phiếu xuất kho, giấy gửi hàng kèm theo hoá đơn vận chuyển của hành trình vận chuyển Bắc – Nam. Ngoài ra, nơi gửi hàng cần ghi rõ địa điểm giao, nhận và địa điểm trả hàng, tên hàng vận chuyển, khối lượng vận chuyển cả bì ghi theo đơn vị trọng lượng và tấn thực tế của hàng hoá chở trên xe.

Giấy đi đường được coi như loại giấy thông hành kết hợp với nhật ký đi đường cho các hành trình vận tải, cụ thể như hành trình vận chuyển hàng Bắc – Nam. Khi được chú trọng và cập nhật liên tục, các bên có thể nhìn giấy đi đường để nhận định các vấn đề về tranh chấp nếu có hoặc phân tách trách nhiệm rõ ràng.