Khí hậu thời tiết thay đổi theo mùa là những đặc trưng của khí hậu Đông Nam Á. Vì vậy, cơ thể con người rất dễ mắc các loại bệnh viêm da cơ địa do sự thay đổi của thời tiết. Một trong những bệnh phổ biến là bệnh viêm da dị ứng thời tiết.

Nguyên nhân mắc bệnh viêm da dị ứng thời tiết

Nguyên nhân mắc bệnh thường là do yếu tố di truyền và xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da,…

Ngoài ra, thời tiết thay đổi khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn gây sự thay đổi cơ địa cũng là nguyên nhân gây mắc bệnh viêm da dị ứng thời tiết.

Viêm da dị ứng thời tiết có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ở trẻ em, vấn đề này có thể cải thiện hoặc biến mất khi trẻ lớn lên.

Triệu chứng bệnh viêm da dị dứng thời tiết
Mùa đông thời tiết lạnh, hanh khô chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng thời tiết phát triển. Bệnh thường tái phát theo mùa, đặc biệt là khi khí hậu thời thiết thay đổi.

Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn. Viêm da dị ứng thời tiết thường có dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện những đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da. Khi trời lạnh, cơ thể mẫn cảm dẫn đến dãn mặt khiến chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch, xâm nhập vào các mô gây ra xuất nhiều dịch và xung quanh bị phù nề.
  • Cảm giác ngứa ngáy, làm cho người bệnh mất ngủ, gãi nhiều làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.
  • Xuất hiện những đám sần đỏ, dày sừng, bong vảy và rối loạn sắc tố da.
  • Có thể phát ban trên mặt, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối, trên bàn tay và bàn chân.





Triệu chứng bệnh viêm da dị ứng thời tiết
Triệu chứng của bệnh viêm da thời tiết thường được biểu hiện rõ rệt và gây khó chịu, lo lắng cho người bệnh. Vì vậy, bạn cần phải có cách hỗ trợ điều trị cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt đúng cách.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng thời tiết như thế nào?
Việc hỗ trợ điều trị có tác dụng tốt nhất khi người bệnh phối hợp với những chỉ định của bác sĩ. Kế hoạch hỗ trợ điều trị được dựa trên độ tuổi, triệu chứng bệnh và sức khỏe tổng quát của cơ thể.

Các cách hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng thời tiết:
  • Chống khô da bằng các dưỡng chất có tác dụng dưỡng ẩm. Thông thường khi mắc bệnh, da người bệnh sẽ rất khô. Do đó cần sử dụng dưỡng ẩm có tác dụng làm mềm da.
  • Sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ thoa lên da, giúp da giảm sưng và giảm triệu chứng do dị ứng gây ra.
  • Hỗ trợ điều trị bằng bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus để tránh tái phát bệnh.
  • Bệnh nhân có thể sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm trùng do vi kkhuẩn gây ra. Hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
  • Có thể sử dụng kháng histamin có tác dụng chống ngứa, giảm bớt mức độ khó chịu cho cơ thể.

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác:
  • Trị liệu ánh sáng
  • Kết hợp giữa thuốc pssoralen và liệu pháp ánh sáng
  • Chăm sóc da giúp hỗ trợ chữa lành da và giữ gòn làn da khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc, bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ tư vấn và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh dị ứng thuốc và những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Xem thêm: Viêm da dị ứng kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách

Chế độ ăn uống

Các chất gây dị ứng thời tiết phần lớn là từ thực phẩm, thực vật, động vật và không khí. Bạn nên tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều đạm và protein như trứng, đậu phộng, các loại hản sản như tôm, cua cá và các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì.




Chếđộ ăn uống khi bị bệnh viêm da dị ứng thời tiết
Đặc biệt, nên tăng cường uống nước, ăn thêm hoa quả để bổ sung chất khoáng cho cơ thể và các dinh dưỡng cần thiết

Chế độ sinh hoạt

Thời tiết thay đổi khiến cơ thể vô cùng mẫn cảm bởi các chất kích thích gây tấy đỏ hoặc rát da như

  • Các sợ len, sợi nhân tạo, một số loại nước hoa, đồ trang điểm
  • Các chất như clo, dầu khoáng hoặc dung môi.
  • Bụi, cát hoặc chất gây hại cho cơ thể như khói thuốc lá.

Để hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như có cách phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng thời tiết, bạn nên tránh xa những chất nêu trên. Đồng thời, không mặc quần áo quá chặt gây cọ xát da.

Ngoài ra, căng thẳng cũng làm cho da dễ mắc bệnh viêm da dị ứng thời tiết hơn. Bạn nên có những biện pháp giúp cơ thể thư giãn và thoải mái nhất có thể.

Xem thêm: Phát hiện dấu hiệu trẻ bị dị ứng - Phải làm sao?

Trên đây chúng tôi cung cấp những thông tin cũng như cách hỗ trợ điều trị , phòng tránh bệnh viêm da dị ứng thời tiết, hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!