Hiện nay tỷ lệ số người mắc bệnh viêm da dị ứng côn trùng ngày càng tăng do không có sự hiểu biết về loại bệnh viêm da cơ địa này, cũng như không biết cách điều trị. Vậy viêm da dị ứng côn trùng là gì? Chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da dị ứng côn trùng trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng côn trùng là gì?

Viêm da dị ứng côn trùng là bệnh lý viêm da xảy ra ở vị trí da có tiếp xúc với chất tiết ra từ côn trùng đang sống hoặc đã chết.

Vì vậy có rất nhiều loài côn trùng có khả năng gây hại cho da như các loài côn trùng thường xuyên bay từ các vùng có cây cối rậm rạp như sâu bọ, rết, các độc chất gây bỏng da có ở kiến khoang, và một số loại bướm,…

Triệu chứng khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng côn trùng
Tổn thương da có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều vị trí trên cơ thể và không có triệu chứng báo trước, khác với bệnh zona chỉ có một bên phải hoặc trái.

Ngay sau khi da tiếp xúc với các chất độc do các loài côn trùng tiết ra, vùng da mắc bệnh viêm da dị ứng côn trùng sẽ có những triệu chứng sau:
  • Da tấy đỏ, sưng nề thành các vệt như bị cào hoặc các đám mụn nước, mụn mủ bé li ti.
  • Da có thể bị trợt ra và chảy mủ ở vùng trung tâm vết thương.
  • Tổn thương ở vùng mắt gây ra mi mắt sưng nề, mắt híp lại, nếu nặng thì vài ngày mới mở ra được.
  • Vùng nách bị tổn thương có thể gây trợt nhiều hoặc loét sâu qua lớp thượng bì.
  • Bệnh nhân có cảm giác bỏng rát ở vùng da tổn thương, có thể gây lở loét và nhiễm trùng có mủ, đôi khi ngứa nhẹ.
  • Vùng da mắc bênh thường hay bị ở cả hai bên thân thể, không đau nhiều, không bị giật nhói từng cơn và có cảm giác bỏng rát.




Triệu chứng khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng côn trùng
Phải làm gì khi bị côn trùng cắn?

Khi bị côn trùng cắn, phản xạ đầu tiên của rất nhiều người đó là quệt đập….. Nhưng họ không biêt, khi đập côn trùng, các độc tố của côn trùng được tiết ra nhiều hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới da, tác động xấu đến da của bệnh khiến da mắc bệnh viêm da dị ứng.

Vì vậy, bạn tuyệt đối không đập côn trùng mà nên sử dụng vật dụng gỡ bỏ côn trùng ra khỏi làn da. Sau đó rửa nhẹ nhàng bằng nước muối pha loãng ngày 2 lần hoặc nước sạch để trùng hòa chất gây ra bỏng do côn trùng tiết ra rồi tới trung tâm y tế để để được chữa trị.

Trường hợp nhiễm khuẩn, có thể dùng thuốc kháng sinh, sử dụng các thuốc bôi làm dịu như kem kẽm, kem corticoid. Tuy nhiên, ở một số người, phản ứng dị ứng có thể kép dài 1-3 tuần và dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Lưu ý: Tuyệt đối không nên xát chanh, muối hoặc xà phòng vào chỗ da bị tổn thương. Điều náy sẽ gây ra các phản ứng hóa học và da sẽ trở nên bỏng rát hơn.




Viêm da tiếp xúc dị ứng côn trùng
Xem thêm: Viêm da dị ứng có thể lây sang người khác không?

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng côn trùng
Thời tiết thay đổi cũng chính là thời điểm mà các côn trùng sinh sôi và phát triển rất nhanh. Chúng có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào.

Để phòng bệnh, cần chú ý những điều sau:
  • Mắc màn khi ngủ cả ban ngày và ban đêm: Khi chúng ta ngủ, côn trùng có cơ hội tấn công cao hơn, đặc biệt là trẻ em. Mắc màn khi ngủ, cho trẻ nằm trong nôi để chống ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác.
  • Môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng: Côn trùng phát triển và thường sinh sống trong điều kiện ẩm thấp. Vì vậy, cần dọn dẹp những bụi cây cỏ, phun thuốc diệt côn trùng.
  • Không phơi quần áo dưới những bụi cây: Sâu bọ sinh sống chủ yếu trên cây, những côn trùng này thường có rất nhiều lông. Nếu lông của sâu bọ rơi xuống quần áo của bạn khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy và mắc bệnh dị ứng ngay lập tức.
  • Sử dụng những bóng đèn huỳnh quang để thu hút côn trùng bay đến và tiêu diệt chúng.

Xem thêm: Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Trên đây là những điều cơ bản về bệnh viêm da dị ứng côn trùng, cách phòng tránh cũng như điều trị khi mắc phải bệnh này. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn hiểu rõ hơn về bệnh để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và người thân.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!