Viêm họng xung huyết là hiện tượng xung huyết phù nề niêm mạc vùng họng tác nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này chính là virus, vi khuẩn và nấm. Một số loại vi khuẩn gây bệnh đáng chú ý là: phế cầu và Hemophilus Inluenza, liên cầu bêta tan huyết nhóm A (khoảng 20%), tụ cầu vàng. Tìm hiểu thêm về căn bệnh này và các phương pháp điều trị qua bài viết dưới đây.


Triệu chứng của bệnh viêm họng sung huyết là gì?

Bệnh nhân có cảm giác nóng cay trong họng kèm theo ngứa, ho cơn. Bệnh nhân viêm họng sung huyết hay có cảm giác buồn nôn, muốn khạc nhổ. Bệnh nhân viêm họng có thể khạc ra máu. Thậm chí nếu cơn ho kéo dài không dứt, có thể người bệnh viêm họng ho ra máu. Cơn ho thường xuất hiện lúc bắt đầu đi ngủ. Hiện tượng viêm họng ra máu này thường gặp ở những người suy gan, rối loạn dạ dày ruột, rối loạn nội tiết.

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng sung huyết
° Luyện tập thể thao thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vệ sinh và làm sạch răng miệng một cách khoa học chính là nguyên tắc cơ bản để bảo vệ bản thân khỏi bệnh viêm họng sung huyết. Với tình trạng viêm họng khạc ra máu hay viêm họng ho ra máu thì việc ăn uống đảm bảo đầy đủ chất và bổ sung lượng lớn vitamin C cho cơ thể là vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu thêm về: Cách chữa viêm họng hiệu quả

Cách phòng sung huyết viêm họng hiệu quả

° Tránh xa các khu vực khói bụi, ô nhiễm. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng sung huyết.

Một vài lời khuyên khi hỗ trợ chữa bệnh viêm họng sung huyết
° Nếu bệnh nhân viêm họng ra máu do virut: bệnh nhân nên chú ý chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất để tăng cường sức đề kháng đồng thời kết hợp với hỗ trợ điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng.

° Kháng sinh sử dụng vô cùng hạn chế chỉ được sử dụng trong những trường hợp viêm họng sung huyết do vi khuẩn liên cầu. Khi bị viêm họng sung huyết do liên cầu bêta tan huyết nhóm A (loại có thể gây biến chứng viêm thận, viêm khớp và thấp tim) thường có các triệu chứng khởi phát đột ngột, sốt cao 39-40oC, hạch góc hàm hai bên, có mủ trắng bẩn ở amidan, xét nghiệm máu thấy nồng độ bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao và ASLO dương tính.

° Với bệnh nhân viêm họng khạc ra máu thì kháng sinh thường dùng là nhóm bêta lactam. Nếu dị ứng thì có thể dùng nhóm macrolid như erythromycin, clathromycin hoặc azithromycin tuy nhiên tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa..

° Thuốc súc họng: khi bị viêm họng ho ra máu thì việc làm cho PH vùng họng luôn luôn ở môi trường kiềm nhẹ là quan trọng nhất. điều này làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra viêm họng sung huyết. Các loại thuốc chống viêm và sát khuẩn, giảm ngứa khi bị viêm họng ho ra máu như: bicacmin, givalex, eludril... Chú ý, các thuốc này không được nuốt.

Tìm hiểu thêm về: Các hình ảnh viêm họng

Thuốc tây trị viêm mũi họng sung huyết

° Cách đơn giản nhất khi bị viêm họng sung huyết là có thể pha nước muối ấm loãng rồi súc miệng và họng. Thuốc ngậm chứa kháng sinh, kháng viêm và sát khuẩn cho bệnh viêm họng sung huyết như mybacin (neomycin), lysopain, oropivalone... ngậm 4-6 viên/ngày trong 5-7 ngày.

° Khi bị viêm họng sung huyết có thể kết hợp với thuốc xịt họng: hexaspray, locarbiotal, eludril... chứa thành phần kháng viêm, kháng sinh, giảm đau tại niêm mạc họng cũng được sử dụng trong các bệnh lý về họng tuy nhiên không được dùng quá 10 ngày. Tránh khô miệng bằng nước ấm cũng là cách tốt làm giảm đi đáng kể triệu chứng của bệnh.

Sau những đóng góp ở bài viết của chúng tôi hy vọng các bạn có thêm những kiến thức rõ ràng về bệnh viêm họng sung huyết cùng tình trạng viêm họng ho ra máu. Chúc mọi người có sức khỏe tốt.

Nguồn: https://khamtaimuihong.com.vn/viem-h...khi-chuyen-mua