Hiện nay bệnh xương khớp đang xuất hiện ở rất nhiều lứa tuổi đặc biệt là những người cao tuổi thường gặp phải rất nhiều bệnh liên quan đến xương khớp, khi cơ thể bắt đầu yếu dần và thoái hóa khớp cũng thế. Trong đó có bệnh loãng xương, việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm là vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Vậy nên đo loãng xương khi nào là phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.



Đo loãng xương kiểm tra mật độ xương.
Đo mật độ xương để chẩn đoán loãng xương

Loãng xương là bệnh lý đặc trưng bởi sự giảm khối lượng của xương (giảm mật độ chất khoáng của xương) kết hợp với sự hư biến vi cấu trúc của tổ chức xương, khiến cho xương không còn chắc chắn xương trở nên giòn và dễ gẫy hơn.
Có nhiều phương pháp để chẩn đoán loãng xương hay trật khớp vai, đầu tiên là dùng các phương pháp đánh giá cấu trúc xương một cách trực tiếp (qua sinh thiết xương), hay gián tiếp(tức là dùng phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân để ta đánh giá cấu trúc xương trong không gian ba chiều).
Đánh giá cấu trúc xương một các trực tiếp (sinh thiết xương) thường gây đau đớn, chỉ thực hiện được ở xương cánh chậu nên không được phổ biến. Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân rất tôn chi phí nên chỉ dừng lại trong các nghiên cứu khoa học mà vẫn chưa thể áp dụng cho lâm sàng.



Gãy xương do loãng xương.

Chẩn đoán lâm sàng thường muộn do loãng xương tiến triển chậm và thầm lặng, không có triệu chứng và chỉ thể hiện ở các giai đoạn sau khi đã xuất hiện những biến chứng như: Đau cột sống do lún cột sống, giảm chiều cao, gây gù và gãy các xương đùi, cổ tay, xương chậu, xương sườn. Các triệu chứng trên đều đòi hỏi thời gian hỗ trợ điều trị lâu dài, tốn kém và yếu tố rủi ro cao.
Chẩn đoán loãng xương bằng chụp X-quang, phương pháp chụp X-quang chỉ cho phép khi mật độ xương đã mất từ 30 đến 50%. Do vậy chụp X-quang thường không được chỉ định trong chẩn đoán loãng xương.
Đo loãng xương là phương pháp chẩn đoán loãng xương bằng cách đo mật độ khoáng hóa của xương. Đo mật độ khoáng của xương cho phép chẩn đoán loãng xương ở giai đoạn đầu khi chưa có những biến chuyển nặng nề giúp việc hỗ trợ điều trị đơn giản hơn, đỡ chi phí và rút ngắn thời gian hơn.

Những người nên đo mật độ xương

Đầu tiên là những người cao tuổi và có tiền sử gãy xương sau độ tuổi từ 40 đến 45 tuổi. Những người có người thân trong gia đình có tiền sử loãng xương, những người bị bất động kéo dài hay ít hoạt động và luyện tập thể lực.
Những người có trọng lượng cơ thể thấp, gầy còm, thiếu estrogen, hút nhiều sản phẩm lá và uống nhiều rượu hay những người dùng corticosteroid trong thời gian dài.
Cần đo mật độ xương ở những người phụ nữ mãn kinh sớm trước 40 tuổi hay những người phụ nữ mãn kinh bình thường nhưng có tiền sử các bệnh lý(suy sinh dục kéo dài, cường giáp tiến triển không được hỗ trợ điều trị, cường vỏ thượng thận và cường giáp tiên phát) có thể gây loãng xương thứ phát.

Nên đo mật độ xương sớm giảm nguy cơ bệnh loãng xương.

Những người bị lún đốt sống, giảm chiều cao, đau khớp háng, gù, hay bị gãy xương chân , tay, chân...
Nếu như việc hỗ trợ điều trị sau khi đo mật độ xương không được chỉ định, chỉ nên lặp lại đo mật độ xương sau 2 đến 3 năm, thậm chí là 4 năm. Để phát hiện thay đổi mật độ xương 2-3 % cần phải 1-1,5 năm nếu như sai số đó là 1 %, và 5 năm nếu như sai số là 5 %. Khi đo lại cần đo lại cùng 1 máy và cùng 1 vị trí đo.
Việc đo mật độ xương nên áp dụng với những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hay bị nghi ngờ bị loãng xương. Khi đó đo mật độ xương mới phát huy hết tác dụng. Nói chung việc kiểm tra phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm là vô cùng quan trọng.

Nguồn: https://phongkhamkhop.com/nen-do-loa...-nao-la-hop-ly