Mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ cũng như của trẻ. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe người bệnh dễ dàng bị tấn công nhất. Đặc biệt là các bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh tổ đỉa. Vậy bệnh tổ đỉa khi mang thai có những biểu hiện gì và cách điều trị bệnh tổ đỉa khi mang thai như thế nào?

Phụ nữ khi bước vào thời kì mang thai thường sẽ có những thay đổi về hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn máu và nội tiết. Vì vậy, những bệnh da liễu sẽ dễ dàng xuất hiện, đặc biệt là bệnh tổ đỉa. Bệnh tổ đỉa khi mang thai ở người phụ nữ gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh.


Bệnh tổ đỉa khi mang thai - Bạn cần biết những gì?[/CENTER]

Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân của bệnh tổ đỉa khi mang thai này như:
  • Người phụ nữ đã từng mắc bệnh này từ trước. Trong giai đoạn mang thai, có nhiều điều kiện thuận lợi khiến bệnh phát triển.
  • Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ có nhiều căng thẳng lo âu, khiến hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến phát bệnh.
  • Việc tiếp xúc với những vật chứa nhiều hóa chất khiến cho người phụ nữ mang thai dễ khô da, dị ứng.
  • Các tác nhân bên ngoài như: hải sản, lông thú, bụi bẩn… cũng là nguyên nhân gây bệnh.


Bệnh tổ đỉa khi mang thai có biếu hiện ra sao?


Bệnh tổ đỉa gây ra nhiều phiền toái khó chịu cho các bà bầu.

Dễ quan sát nhất ở bệnh tổ đỉa khi mang thai là sự xuất hiện của các mụn nước tụ lại thành từng chùm, sờ thấy chắc, gây ngứa ngáy khó chịu. Các mụn ngứa này tụ lại ở bàn chân, bàn tay và các kẽ ngón tay, chân.

Sau một vài ngày, mụn nước tự teo lại, ngả màu vàng. Chúng không tự bị vỡ ra nếu không có sự tác động vào của người bệnh. Chúng sẽ tróc vảy sau 2-4 tuần, lộ các vùng da hồng khi bong ra nhiều hình dạng, có viền vảy xung quanh.

Cách chữa trị bệnh tổ đỉa khi mang thai:


Điều trị bệnh tổ đỉa khi mang thai như thế nào?

  • Để điều trị bệnh tổ đỉa khi mang thai, người bệnh nên có các biện pháp thật cẩn trọng. Việc cẩn trọng nhất là sử dụng thuốc đặc trị, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi trong bụng.
  • Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa, các bà mẹ nên đến các bệnh viện da liễu gần nhất để được tư vấn điều trị một cách hiệu quả nhất.
  • Khi sử dụng thuốc, nên chọn các loại thuốc lành tính, sự kích ứng da nhẹ, giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng.
  • Không sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn, kháng sinh, bởi chúng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh các vật dụng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, các đồ dùng chứa nhiều hóa chất.
  • Tránh bóc vảy, bóc mụn, không cào gãi, gây xước mụn khiến nhiễm khuẩn tăng cao.
  • Cắt ngắn móng tay, giữ vệ sinh tay thật tốt.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống: Tránh ăn hải sản, thịt gà, thịt chó. Các món ăn trên rất dễ gây dị ứng thêm. Bổ sung trong bữa ăn các thực phẩm giàu sắt, vitamin để chữa trị bệnh cũng như nuôi dưỡng thai nhi.


Điều trị với các loại thuốc như:
  • Ngâm rửa tay thường xuyên cùng với thuốc tím pha loãng 1/10000 có màu hồng.
  • Sử dụng các thuốc chống dị ứng như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine…
  • Khi có mụn nước đơn thuần, sử dụng thuốc BSI 1% – 3% chấm lên phần da bị bệnh.


Ngoài ra có thể điều trị bằng các phương thuốc nam như: Rau dăm và trầu không, muối biển, lá đào tươi, lá móng tay, rượu tỏi, cây dọc mùng trắng. Các phương thuốc nam đơn giản nhưng có hiệu quả rất tốt, đặc biệt là không gây tác dụng phụ.

Xem thêm: Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam

Trên đây là các thông tin về bệnh tổ đỉa khi mang thai ở phụ nữ. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc về bệnh, có thể để lại thông tin bên dưới để được dongduocgiatruyen tư vấn tốt hơn.