Dứa (trái thơm với cách gọi của miền Nam) là một trong những loại quả phổ biến được dùng ăn sống hoặc xào nấu rất thơm ngon. Dứa có vị chua ngọt, có tính axit vì vậy có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết đau dạ dày ăn dứa được không ? Tuy có tính axit gây bào mòn dạ dày nhưng người bị đau dạ dày ăn dứa vào thời điểm thích hợp vẫn được. Cùng tìm hiểu xem ăn dứa vào lúc nào, ăn bao nhiêu cho người đau dạ dày ngay sau đây.

Tìm hiểu về quả dứa (trái thơm)
Có lẽ mình không cần mô tả quá nhiều về loại quả “ngàn mắt” này nữa bởi lẽ đây là một trong những loại quả rất quen thuộc rồi phải không. Quả dứa có tên khoa học là Ananas comosus thuộc nhóm cây nhiệt đới. Dứa chín đúng vào dịp hè nên được sử dụng như một loại quả có nhiều công dụng giải nhiệt bằng cách ăn sống, ép lấy nước. Quả dứa có rất nhiều mắt, lá dứa dài có có nhiều gai. Thông thường mỗi một nhánh cây chỉ cho ra một quả dứa trong một mùa.

Xem thêm: Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày

Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là một loại quả chứa mùi thơm đặc trưng dễ nhận biết. Trong một quả dứa chín có nhiều hàm lượng vitamin như B1, B2, vitamin C và PP. Dứa chứa một lượng sắt và phot pho không nhỏ cần thiết cho cơ thể. Mặc dù là một trong những loại trái cây tốt nhưng dứa chứa một lượng axit không hề nhỏ vì vậy người đau dạ dày ăn dứa rất băn khoăn không biết có ảnh hưởng gì không.





Đau dạ dày ăn dứa được không

Đau dạ dày ăn dứa có sao không ?
Được biết quả dứa chứa một lượng axit bởi vị chua của nó nên người đau dạ dày ăn dứa cần xem xét liều lượng ăn cũng như thời điểm thích hợp, không nên ăn quá nhiều.

Axits trong quả dứa thuộc loại axit hữu cơ có thể làm bào mòn niêm mạc dạ dày hoặc làm dạ dày tiết ra dịch vị. Khi ăn dứa vào lúc đói khiến dạ dày cồn cào, có thể bị ợ hơi và làm tăng viêm loét dạ dày… Bên cạnh đó dứa cũng chứa một loại enzyme khắc với protein và làm tiêu chúng. Vì vậy hạn chế kết hợp dứa với thực phẩm giầu protein, nên ăn dứa khi đã được xào chín để làm giảm tác động của nó.



Bromelin có trong thành phần của dứa cũng là một hợp chất có thể tác động xấu lên thành dạ dày gây ra những cảm giác khó chịu cho người bệnh. Người bị đau dạ dày ăn dứa một lượng vừa đủ (1 - 2 miếng)/ ngày vào thời điểm sau ăn 30 phút là tốt nhất. Dứa chứa axit vì vậy người đau dạ dày ăn dứa nhiều sẽ không tốt kể cả lúc no hay lúc đói.

Đối với người bình thường cũng không nên ăn dứa khi đói, một cốc sinh tố dứa sau bữa ăn là cách sử dụng tốt nhất với loại quả này.





Đau dạ dày ăn dứa được không ?

Đau dạ dày ăn dứa có sao không ? Đau dạ dày ăn dứa được không ? Những thắc mắc này chắc hẳn đến đây đã được lý giải rồi đúng không các bạn đọc. Một loại trái cây tốt không có nghĩa chúng tốt trong mọi trường hợp.

Để chọn một loại trái cây cho người bệnh bị đau dạ dày chúng ta nên ưu tiên quả táo, đu đủ chín, chuối… Đây là những loại trái cây lành tính và bổ ích cho người đau dạ dày. Tuy nhiên không nên lạm dụng bất cứ một loại quả nào. Ăn uống khoa học là một trong những cách phòng ngừa và kết hợp điều trị bệnh đau dạ dày tốt nhất.