Từ những tác dụng thần kỳ của cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày được sử dụng trong dân gian vì thế năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã tiến hành nghiên cứu và sử dụng phổ biến cho bệnh nhân đau dạ dày.

Xem thêm: Thuốc chống co thắt dạ dày

Công dụng của cây dạ cẩm làm thuốc chữa bệnh
Cây dạ cẩm, dân gian còn gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm... Cây có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata Kuntze, thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Cây có nhiều loại bao gồm cây thân tím nhiều lông và dạ cẩm thân xanh.

Dạ cẩm là loại cây bụi trườn, thường bám vào thân cây khác, dài từ 1 - 2m, thân hình trụ, chia làm nhiều đốt, ở mỗi đốt lại phình to ra.


Lá dạ cẩm là lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài 5 - 15cm, rộng 3 - 6cm, cuống ngắn.

Hoa dạ cẩm hình xim, phân đôi tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng.

Quả dạ cẩm rất nhỏ, xếp thành hình cầu, có nhiều hạt đen.

Cây thường mọc hoang tại một số tỉnh miền núi nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây.

Thuốc có thể thu hái quanh năm, thường hái lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây bỏ rễ vì rễ ít tác dụng hơn. Khi hái về có thểphơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.

Tác dụng của dạ cẩm chữa đau dạ dày
Không chỉ có tác dụng tốt trong điều trị đau dạ dày, viêm đại tràng cấp cây còn có tác dụng trong việc chữa loét mồm, loét miệng. Chính vì vậy loại cây này còn có tên là cây loét miệng.

Dân gian thường dùng cây để nấu nước uống. Dùng nước này uống hoặc ngậm điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng rất tốt.

Theo quan niệm Đông y, dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.

Từ những tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh trong dân gian năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã tiến hành nghiên cứu qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại vì thế nó đã được ứng dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.

Không bó hẹp trong nghiên cứu , đặc tính dược lý của Dạ Cẩm còn được Tiến sĩ Phạm Gia Điền nghiên cứu ứng dụng trong sản phẩm Trường An Vị một sản phẩm hỗ trợ trị đau dạ dày hiệu quả






Bài thuốc từ cây dạ cẩm chữa đau dạ dày

Trong Đông y, có thể dùng dạ cẩm điều trị bệnh dưới nhiều dạng như sắc, dạng thuốc cao hay siro, cách gia giảm các vị có sự khác nhau tùy bài thuốc.

- Dạng thuốc sắc: Dùng 10 - 25g là và ngọn khô, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hoặc 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau.

- Cao dạ cẩm: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho 2kg đường vào đánh tan, cô lại. Cuối cùng cho nốt 1kg mật ong, đóng thành chai.

Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15g (1 thìa to), uống trước khi ăn hoặc khi đau.

- Cốm dạ cẩm: Bột dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg, tá dược vừa đủ dính (hồ, nếp) thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần dùng 10 đến 15g, trẻ em dưới 18 tuổi 5 đến 10g.

Trong điều trị dạ dày, có nhiều phương thuốc để điều trị như sử dụng kháng sinh nhưng điều này gặp nhiều tác hại ngoài mong muốn như vi khuẩn kháng thuốc gặp khó khăn trong điều trị, việc điều trị từ những dược liệu thiên nhiên giúp đem lại hiệu quả cao trong điều trị và không có tác dụng phụ.

Dạ cẩm thảo dược thiên nhiên lành tính cho người bệnh đau dạ dày.