Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh ngoài da thường xuất hiện chủ yếu ở tay và chân. Bệnh tổ đỉa còn có các chứng bệnh liên quan khác như chàm tổ đỉa, nấm tổ đỉa. Tổ đỉa không quá nguy hiểm, tuy nhiên để lại cho người bệnh nhiều ảnh hưởng. Tổ đỉa khiến cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy khó chịu, hơn thế nữa là gây mất thẩm mỹ cho người mắc phải.
Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa được phát hiện lần đầu năm 1873, tuy nhiên cho đến ngày nay, bệnh vẫn chưa được tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến phát bệnh. Có nhiều người cho rằng, sự tăng tiết tuyến mồ hôi khiến cho bệnh tổ đỉa sinh sôi phát triển. Tuy nhiên, nguyên nhân này chưa phải đúng nhất.

Các giả thiết khác thiết thực hơn về nguyên nhân bệnh tổ đỉa như:

- Các bệnh lý như gan, thận, hen suyễn, đại tràng là những nguyên nhân gián tiếp gây bệnh.

- Cơ thể bị rối loạn, là điều kiện khiến bệnh chàm tổ đỉa sinh sôi và phát triển.

- Bệnh có tính di truyền từ thế hệ trước.

- Công việc của người bệnh là thường xuyên tiếp xúc cùng với các vật dụng, hóa chất độc hại.

- Thói quen ăn các thực phẩm có tính dị ứng cao.

- Ăn các đồ ăn có vị cay nóng, nhiều đạm.



Tổ đỉa là bệnh ngoài da phổ biến
Triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Triệu chứng xuất hiện sớm nhất và dễ phát hiện nhất đó là các hạt mụn li ti mọc ở chân và tay. Các mụn này có thể mọc liên kết với nhau tạo thành một vệt lớn. Chúng không tự vỡ ra bởi nằm sâu trong da, gây ngứa ngáy cho người bệnh.

Bệnh sẽ càng tiêu cực hơn nếu người bệnh tác động vào các mụn nước này. Việc tiếp xúc thêm với xà phòng, hóa chất cũng khiến tình trạng bệnh xấu đi. Nếu để mụn vỡ nước ra, trên da sẽ để lại những vảy da rất mất thẩm mỹ.

Người bệnh sẽ thấy hiện tượng rỗ hở móng tay chân khi bị ảnh hưởng bởi bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng nổi hạch, nóng sốt toàn cơ thể.

Bởi bệnh có yếu tố thẩm mỹ, nên mọi người xung quanh sẽ rất lo rằng bệnh tổ đỉa có lây không]? Việc này khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh.



Cần chữa bệnh tổ đỉa đúng phương pháp
Cách chữa bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa có thể được chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau mà hiệu quả lại rất tích cực. Tùy vào từng vị trí bệnh mà có cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, hoặc ở tay. Các phương pháp này được khuyên dùng như:
  • Điều trị với thuốc kháng viêm: Phương pháp này khá phổ biến để điều trị bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, cách này cần được sự tư vấn của các bác sỹ và tránh lạm dụng thuốc. Việc lạm dụng có thể khiến da bị mỏng dần, dẫn đến mụn nước dễ bị vỡ.
  • Điều trị với thuốc kali: Cách này dùng để làm khô các hạt mụn nước và diệt vi khuẩn trên bề mặt vùng da bị bệnh. Điều lưu ý của cách này là không nên pha quá đặc, điều đó có thể gây ra đau đớn, thậm chí cháy da.
  • Sử dụng thuốc kháng khuẩn: Chỉ nên dùng với các bệnh nhân mới bị bệnh, không dùng với các bệnh nhân bị tổ đỉa mãn tính.
  • Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam bởi chính các kinh nghiệm mà cha ông ta kết nên như: Lá đào tươi, muối biển, rượu tỏi, lá móng tay, lá trầu không, rau dăm, ….

Bệnh tổ đỉa là bệnh ngoài da phổ biến với nhiều độ tuổi, tuy nhiên nếu có đúng phương pháp điều trị thì người mắc phải sẽ dễ dàng đối phó với bệnh hơn. Nếu còn vấn đề thắc mắc gì về bệnh, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.