Nhiều sinh vật biển có thể cảm nhận bão và di chuyển đến nơi an toàn nhưng một số động vật sẽ bị giết chết hoặc cuốn đi nơi khác.



Những cơn bão mạnh gây ra sự tàn phá các hệ sinh thái biển và ven biển khi chúng di chuyển từ vùng nước sâu về phía đất liền, theo Mother Nature Network.

Sức mạnh của bão khiến nước biển ấm hơn nằm sát bề mặt bị xáo trộn với nước biển lạnh ở phía dưới theo chiều thẳng đứng. Trong khi nhiều loài sinh vật biển có thể cảm nhận mối nguy hiểm và di chuyển đến nơi an toàn, một số động vật không thể tránh khỏi đường đi của cơn bão sẽ bị giết chết hoặc cuốn trôi đi nơi khác.

"Khi cơn bão Andrew đổ bộ vào tiểu bang Louisiana, chính phủ Mỹ ước tính có hơn 9 triệu con cá bị chết ở ngoài khơi. Cơn bão này cũng giết chết 182 triệu con cá tại vùng đất ngập nước Everglades, Florida", Liên đoàn Động vật Hoang dã Quốc gia Mỹ (NWF), cho biết. Tag: may thoi khi

Những động vật sống sót sau bão phải đối phó với tình trạng môi trường sống bị thay đổi đáng kể, chẳng hạn như việc tăng hàm lượng bùn cũng như giảm nồng độ muối trong nước biển.



Cá mập được biết đến là loài động vật có khả năng phát hiện sự thay đổi của khí áp. Do đó, chúng thường bơi đến những vùng nước an toàn hơn khi bão đến gần.

"14 con cá mập được các nhà khoa học gắn thiết bị theo dõi bơi vào vùng nước sâu ngay trước khi bão nhiệt đới Gabrielle đổ bộ vào Vịnh Terra Ceia, Florida, Mỹ, năm 2001", Marti Welch thành viên của Hiệp hội Giáo viên Khoa học Quốc gia Mỹ (NSTA), cho biết.

Động vật có vú sống dưới biển như cá heo cũng cảm nhận thấy sự thay đổi của áp suất khí quyển và độ mặn nước biển do mưa bão gây ra. Do đó, chúng tìm cách bơi đến nơi an toàn. Tag: canh quat oxy



"Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát số lượng cá heo tại khu vực Indian River Lagoon, Florida, Mỹ, chỉ ba ngày trước khi bão Jeanne đổ bộ vào năm 2004. Nhưng họ không tìm thấy bất kỳ con cá heo nào. Sự thay đổi độ mặn nước biển có thể làm suy giảm sức khoẻ của cá heo sau 72 giờ tiếp xúc với nước ngọt", Welch cho biết.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cá heo và động vật biển có vú khác cũng cảm nhận được mối quy hiểm và trốn thoát khỏi cơn bão. Một số cá heo bị những cơn bão mạnh đẩy vào những đầm phá nước nông hoặc thậm chí là kênh thoát nước, nơi chúng cần được giải cứu và đưa trở lại biển.

Nhiều loài cá, cua, rùa và sinh vật biển khác có khả năng di động thấp thường không thể chạy thoát khỏi đường đi của cơn bão. Do đó, chúng hứng chịu tác động của bão lớn hơn cá mập và cá heo. Tag: thiet bi tao oxy

Những đợt sóng hung dữ do bão gây ra cuốn theo một lượng cát lớn phủ kín bọt biển, roi biển (sea whip) và phá vỡ các rạn san hô. Nếu san hô vẫn sống sót, chúng tiếp tục phải trải qua các áp lực từ môi trường sống như nhiệt độ nước biển lạnh hoặc nước đục ngăn chặn ánh sáng Mặt Trời cần thiết cho quá trình quang hợp. Phải mất nhiều năm, san hô mới có thể tự phục hồi sau bão.

Nguồn: vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/so-phan-cua-cac-loai-dong-vat-bien-trong-sieu-bao-3640366.html