Chia sẻ cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn và hiệu quả

Bị trĩ là điều mà hầu hết phụ nữ khi mang bầu nào cũng gặp. Bị trĩ nhẹ thì có thể đợi sau sinh mới điều trị để đảm bảo an toàn cho con nhưng nếu bị sa búi trĩ, đau rát nhiều và xuất huyết hậu môn thì cần phải chữa trị ngay. Những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho thai nhi sẽ được chia sẻ dưới đây, các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Tại sao lại bị bệnh trĩ khi mang bầu ?

1. Yếu tố thứ nhất: là khi mang bầu, bên cơ thể người phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố progesterone làm thành tĩnh mạch sưng lên, cộng với áp lực của thai nhi lên các tĩnh mạch vùng xương chậu, thai nhi càng phát triển thì áp lực càng gia tăng. Áp lực này kéo dài dẫn đến các tĩnh mạch bị phình to quá mức, tạo nên trĩ.

2. Yếu tố thứ hai: là trong thời gian mang thai, người mẹ chú trọng bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển thai nhi như : ăn nhiều lượng thịt, tôm, cá, uống nhiều sữa. Điều này làm mẹ bầu bị thiếu lượng chất xơ từ rau xanh, thiếu nước do uống nhiều sữa. Từ đó dẫn đến tình trạng táo bón, mà táo bón lại là thủ phạm gây ra và đồng thời cũng làm bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm:
>> 5 cách giảm đau bệnh trĩ tức thì ngay tại nhà

>> "Cứu nguy" cho mẹ bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai

Chữa bệnh trĩ cho bà bầu như thế nào cho hiệu quả?

Có rất nhiều cách để chữa bệnh trĩ, nhưng với cách chữa trĩ cho bà bầu thì cần phải có những cách đặc biệt đáp ứng được những yêu cầu : nhanh chóng chữa được bệnh, đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và phải đảm bảo quá trình phát triển của thai nhi diễn ra bình thường.


Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá


Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá

Bạn nên ăn hoặc xay nhỏ rau diếp cá ra để uống, hoặc cả lá và cây diếp cá đun lên lấy nước uống hàng ngày. Đồng thời nấu lá diếp cá lên để xông và rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần. Diếp cá có tính mát, chứa chất kháng viêm sẽ giúp thanh nhiệt, cầm máu. Cách xông, và ngâm rửa hậu môn bằng lá diếp cá là cách dễ làm và dù bạn không ăn được hoặc uống được nước diếp cá thì vẫn thực hiện được cách này.

Chữa trĩ cho bà bầu bằng hoa mướp

Khi bị sa búi trĩ, bạn lấy hoa mướp giã nhỏ rồi đắp vào vùng hậu môn. Bạn cần kiên trì thực hiện để có được kết quả tốt.



Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng hoa mướp


Chữa bệnh trĩ bị chảy máu khi mang thai

Khi bị xuất huyết ở các búi trĩ, bạn có thể sử dụng hoa mướp kết hợp với hoa hòe để chữa trị. Bạn lấy 20g hoa mướp và 10g hoa hòe đem hãm như hãm trà, dùng để uống trong ngày.

Ngoài những cách trên, mẹ bầu cũng cần thực hiện những biện pháp ngăn ngừa và chữa bệnh sau nữa :

- Ngâm mình trong nước ấm mỗi ngày, việc này giúp cơ thể được thư giãn, các tĩnh mạch được giãn ra, giúp lưu thông máu tốt hơn, làm giảm khó chịu, đau đớn tại hậu môn. Bạn nên tạo cho mình thói quen này, bạn có thể ngâm cả cơ thể hoặc chỉ riêng phần hậu môn đang bị trĩ cũng được.
- Bổ sung thêm rau xanh và hoa quả vào chế độ ăn uống, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng để tránh bị táo bón.
- Trong thời gian mang thai nên chịu khó đi bộ nhẹ nhàng vừa tốt cho việc điều trị bệnh và lúc sinh em bé cũng dễ dàng hơn.
- Vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện bằng nước ấm hoặc khăn ướt, tránh dùng giấy vệ sinh thông thường vì giấy có thể làm búi trị bị tổn thương nặng hơn.
cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu.


Không nên sử dụng thuốc tân dược trong thời gian mang bầu


Việc chữa bệnh trĩ cho mẹ bầu không hề đơn giản, cần sự kiên trì và kết hợp các cách chữa bệnh trĩ khi mang thai lại với nhau. Mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý là không tự ý sử dụng các loại thuốc tân dược để chữa trị bệnh của mình, vì các thuốc này có tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu trường hợp bệnh có dấu hiệu phức tạp thì cần phải tới sự kiểm tra tư vấn của các bác sĩ để có cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu phù hợp nhất.

Trên đây là những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu, những cách trên có trong dân gian từ thời xa xưa, các vị thuốc đều là nguyên liệu tự nhiên, lành tính, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng để giảm những cơn đau trĩ khó chịu của mình mà không ảnh hưởng gì tới em bé.

Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh !
Tham khảo bài viết tại: http://chuyenkhoabenhtri.net/chia-se...n-va-hieu-qua/