Tạp chí Y khoa Anh mới đây đưa ra một thống kê, nghiên cứu với quy mô lớn vừa cho ra kết quả cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm bụi không khí nói riêng có thể tăng nguy cơ đột quỵ, nguy cơ càng tăng cao ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu cho con người.


Mỗi năm có khoảng 5 triệu người tử vong do chứng đột quỵ trên toàn thế giới. Những yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ như béo phì, hút thuốc lá và cao huyết áp đã được khảo sát nhưng ảnh hưởng từ môi trường như không khí ô nhiễm chưa được ghi nhận rõ do thiếu bằng chứng. Lần này, các nhà khoa học Anh tại ĐH Edinburgh xem xét và phân tích lại mối liên quan giữa không khí ô nhiễm với chứng đột quỵ và tử vong được ghi nhận trong 103 khảo sát trước đó ở 28 nước.

>> Xem thêm: nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở việt nam

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ và nguy cơ gây ung thư

Năm 2013 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã chính thức kết luận rằng ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong các nguyên nhân gây ung thư cho con người. Sự ô nhiễm không khí do các loại hạt (PM) tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc bệnh ung thư đang gia tăng, đặc biệt là ung thư phổi.

Tại sao ô nhiễm dạng hạt hay bụi lại nguy hiểm?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những hạt có đường kính bé hơn 10 µm (PM10) là những hạt có thể bị con người hít vào khi thở và chúng sẽ tích tụ trên phổi. Trong khi đó những hạt có đường kính bé hơn 2.5 µm (PM2.5) là những hạt đặc biệt nguy hiểm bởi vì chúng xâm nhập trực tiếp vào các túi phổi, một số hạt còn có khả năng xâm nhập vào hệ tuần hoàn.


Theo số liệu cập nhật năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trong năm 2012:

ô nhiễm không khí ngoài trời có liên quan đến:

– 72% các ca tử vong sớm do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ
– 14% các ca tử vong là do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm đường hô hấp cấp,
– Và đặc biệt có 14% các ca tử vong là do ung thư phổi gây ra.

Trong một nghiên cứu khác của đại học Birmingham và đại học Hong Kong từ năm 1998 đến 2011 cho thấy cho thấy cứ tăng mỗi 10 microgam trên mét khối (μg /m3) phơi nhiễm với PM2.5, nguy cơ tử vong do ung thư tăng 22%, trong đó:

– 42% nguy cơ tử vong do ung thư ở đường tiêu hóa
– 35% nguy cơ tử vong do ung thư gan, ống mật, túi mật và ung thư tuyến tụy
– 80% nguy cơ tử vong do ung thư vú (ở phụ nữ)
– 36% nguy cơ tử vong vì ung thư phổi (ở nam giới)


Ô nhiễm không khí trong nhà cũng có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe:

Trong năm 2012 có 4.3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà và chủ yếu là do khói thuốc lá và sử dụng nhiên liệu để nấu ăn.Trong số các ca tử vong:

– 12% là do viêm phổi
– 34% đột quỵ
– 26% bệnh tim thiếu máu cục bộ
– 22% bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), và
– 6% là do ung thư phổi.

Trong đó khoảng 17% các trường hợp tử vong sớm do ung thư phổi ở người lớn là do tiếp xúc với nguồn ô nhiễm không khí từ việc sử dụng các loại nhiên liệu rắn như gỗ, than củi hoặc than. Nguy cơ đối với phụ nữ là cao hơn vì đa số họ là người sử dụng các nguồn nhiên liệu này.

>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường nơi trường học

Ô nhiễm không khí là tác nhân gây đột quỵ

Các nhà nghiên cứu cho biết, chế độ ăn uống không lành mạnh, hoạt động thể chất kém, thường xuyên hút thuốc lá, bị bệnh tăng huyết áp và béo phì là những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Tuy nhiên, gần đây các chuyên gia cũng đã xếp ô nhiễm không khí (cả trong nhà và ngoài trời) vào nhóm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Cụ thể là nó chiếm khoảng 1/3 nguyên nhân gây đột quỵ theo số liệu nghiên cứu của năm 2013.


Giáo sư Valery Feigin, giảng viên Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand, người đứng đầu nhóm nghiên cứu này cho biết: “Một kết quả nổi bật trong nghiên cứu của chúng tôi, đó là ô nhiễm không khí chiếm tỷ lệ cao trong các nguyên nhân gây đột quỵ, đặc biệt là ở những nước đang phát triển”.

Thống kê cho thấy, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ, trong đó, gần 6 triệu người tử vong và 5 triệu người còn lại bị các di chứng nặng nề (bao gồm mất thị lực hoặc nói ngọng, tê liệt, lú lẫn). Tuy có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia và khu vực, nhưng những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ đều giống nhau, trong đó bao gồm cả yếu tố ô nhiễm không khí.