Tục cúng ông Công ông Táo là một tín ngưỡng văn hóa dân gian đã có từ lâu đời của người Việt không phải là hủ tục mê tín dị đoan. Để có được ngày Tết ông Công ông Táo thật ý nghĩa và tốt đẹp, các gia đình cần phải hiểu đúng ý nghĩa cũng như các nghi thức cần thiết trong ngày này.

Những lưu ý dưới đây các gia đình nên biết trước khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, các bài cúng ông táo

1. Có nên đặt mâm cúng dưới bếp?

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.
Theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ.

Tuy nhiên chuyên gia phong thủy Hoàng Công cho rằng các gia đình có thể đặt mâm cúng ở ban thờ gia tiên hoặc đối với các hộ dân ở chung cư có thể đặt ở ban thờ tại bếp.

Điều quan trọng nhất là nơi thờ cúng phải được dọn dẹp sạch sẽ, trang nghiêm.


2. Cúng lễ trước buổi trưa ngày 23 tháng Chạp

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.
Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

3. Có xin tài lộc?

Lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

4. Tránh phóng sinh thành sát sinh

Sau lễ cúng, các gia đình thường tiến hành hóa vàng sau đó rải tro xuống sông hồ kết hợp với phóng sinh cá chép đã cúng ông Táo.

Tuy nhiên, còn một số gia đình thường đứng ở trên cầu cao thả cá xuống sông, như vậy sẽ làm chết cá đi ngược lại ý nghĩa phóng sinh “phương tiện” đi lại của ông Táo.

Bên cạnh đó, việc thờ cúng quá nhiều vàng mã sau đó hóa vàng rồi đổ ra sông, hồ cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Không ít người còn vứt cả túi nilon đựng cá, đựng tro vàng mã ra sông hồ.
Ngoài ra, bạn có thể xem them một số bài cúng giao thừa cho năm 2018 sắp đến.