Thực tế, bất kỳ nhà ở chung cư nào cũng chỉ có thời giạn sử dụng nhất định. Tuy nhiên, trong hợp đồng, chủ đầu tư vẫn ghi rõ, chủ căn hộ sẽ được sở hữu vĩnh viễn. Nhưng khách hàng phải hiểu, sở hữu vĩnh viễn là sở hữu khu đất xây dựng chung cư. Do đó, theo các chuyên gia địa ốc, khi hết thời hạn sử dụng, việc xây mới lại chung cư sẽ là một bài toán khó đối với các chủ sở hữu.
Xoay quanh vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, sở hữu nhà chung cư là vĩnh viễn, có thể hết đời bố mẹ sẽ chuyển lại cho con cháu sinh sống. Tuy nhiên, nhà chung cư chỉ có niên hạn sử dụng trong một thời gian nhất định. Hết thời gian sử dụng, chủ đầu tư phải đập đi xây lại để giao cho cơ quan chức năng.

Xem thêm: Cách thức đăng tin cho thuê phòng trọ miễn phí hiệu quả không nên bỏ qua.


Nên hiểu thế nào về khái niệm sở hữu vĩnh viễn nhà ở chung cư?
Việc cải tạo chung cư cũ luôn là bài toán nan giải. Hiện nay, những khu nhà tập thể cũ ở xa trung tâm, việc cải tạo cũng đã rất khó khăn. Sau này, đối với những tòa nhà 40, 50 tầng thì việc cải tạo càng khó khăn hơn rất nhiều.
Đại diện Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho rằng, việc chung cư hết niên hạn là bài toán của tương lai, khi đó sẽ có những chính sách mới để xử lý. Nếu thời hạn sử dụng, nếu chung cư chất lượng vẫn tốt thì tiếp tục cho vào sử dụng. Còn nếu chung cư xuống cấp nặng, nghiêng, lún thì phải di dời, phải bỏ tiền ra xây mới.
Tuy nhiên, về vấn đề xây lại chung cư, theo các chuyên gia đây là việc không phải dễ. Nếu chung cư này lại nằm trong khu vực quy hoạch không được xây cao hơn chung cư cũ. Nhưng nếu không được xây dựng cao hơn thì cũng không thể tổ chức tái định cư cho cư dân. Cũng có chung cư khi hết niên hạn sử dụng bị phá đi để làm vườn hoa. Nếu xảy ra tình trạng này, chính quyền phải đứng ra giải quyết cho cư dân.
Vấn đề xây và cải tạo chung cư cũng được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 99, Luật Nhà ở 2014. Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng, thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định.
Đối với trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng, thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo UBND cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở.
Khi đó, chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại Khoản 3, Điều 99, Luật nhà ở 2014 khi hết niên hạn sử dụng nhà ở.
Tuy nhiên, có trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt.

Nguồn: https://tapchidiaoc.org/nen-hieu-nao...ha-o-chung-cu/