Bệnh trĩ là căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến, được chia làm 2 dạng bệnh trĩ nội bệnh trĩ ngoại. Nắm rõ các nguyên nhân và triệu chứng để có cách hỗ trợ chữa trị trĩ kịp thời sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự co dãn quá mức của tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn khiến cho các tĩnh mạch này bị ứ đọng máu, sưng phồng, gây khó chịu và đau rát cho bệnh nhân.

Dân gian có câu "Thập nhân, cửu trĩ" (tạm dịch: cứ 10 người thì có 9 người bị bệnh trĩ). Theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, có 55% dân số Việt Nam mắc trĩ số người mắc bệnh ở độ tuổi 40 trở lên chiếm khoảng 60-70%.

Dựa vào giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại:

- Bệnh trĩ nội: nằm ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Bệnh trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không đau ở cấp độ nhẹ. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.

- Bệnh trĩ ngoại: nằm ở các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ ngoại gây ra ngứa, sưng hoặc đau rát do máu có thể ứ lại ở bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông.

Trĩ nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và tính mạng của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra Trĩ

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV Đại học Y dược TPHCM), nguyên nhân bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại có thể xuất phát từ 4 yếu tố chính:

- Do lao động và thói quen sinh hoạt: ngồi lâu 1 chỗ, ít vận động hoặc vận động nặng trong thời gian dài, nhịn đi vệ sinh thường xuyên… là những thói quen gây bệnh trĩ phổ biến do máu lưu thông đến vùng hậu môn giảm.

- Do chế độ ăn uống không lành mạnh: bị trĩ có thể do ăn đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ nhưng thiếu hụt thực phẩm giàu chất xơ và vitamin trong thực đơn hàng ngày dễ gây ra táo bón. Đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ.

- Bệnh lý đường ruột: một số bệnh đường ruột như tiêu chảy kéo dài, hội chứng lỵ, viêm đại tràng… làm cho các tĩnh mạch, thành ruột bị tổn thương cũng là nguyên nhân bệnh trĩ mà khá nhiều người mắc phải.

- Nguyên nhân khác: việc mang thai, sinh con hoặc tuổi cao khiến hệ tiêu hóa kém cũng là yếu tố khiến bệnh trĩ xuất hiện và phát triển.

Triệu chứng bệnh trĩ nội, trĩ ngoại thường gặp

- Trĩ nội:
  • Đại tiện ra máu: tình trạng chảy máu trong và sau khi đi đại tiện là triệu chứng của trĩ nội đầu tiên. Ban đầu, lượng máu chảy nhỏ giọt, không gây ra cảm giác đau rát hay khó chịu. Lâu dài, khi lượng máu ra quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến người bệnh trĩ choáng váng, mệt mỏi.
  • Đau hậu môn: cảm giác cộm, khó chịu hoặc vướng tại hậu môn. Một số trường hợp mắc bệnh trĩ nội cấp độ nhẹ sẽ không cảm thấy đau, nhưng khi bệnh tiến triển nặng sẽ làm tắc tĩnh mạch gây ra các cơn đau cấp hoặc mãn tính.
  • Búi trĩ sa xuống hậu môn:đây là giai đoạn tiếp theo của trĩ nội, xảy ra khi búi trĩ sa xuống khỏi hậu môn, có thể tự thụt vào và thường xảy ra khi đi đại tiện.

- Trĩ ngoại:
  • Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: là triệu chứng bệnh trĩ ngoại đầu tiên, hiện tượng này gây ra do các dịch bẩn đọng lại trên hậu môn sau khi đi đại tiện.
  • Nứt kẽ hậu môn: các cục máu đông xuất hiện gần hậu môn ở người bệnh trĩ ngoại, chúng trở nên sưng phồng và gây nứt kẽ hậu môn.
  • Trĩ sa ra ngoài: bệnh trĩ ngoại càng để lâu thì búi trĩ càng to và sa ra ngoài nhiều hơn gây khó chịu và chảy máu kéo dài.

Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

Một trong những nguyên nhân của bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại là do chế độ ăn uống không khoa học. Bởi vậy, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khỏi hẳn và dự phòng tái phát.

Các cách chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiện nay

Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y

- Phương pháp nội khoa:
  • Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ với chức năng kháng viêm và kháng sinh bao gồm: acetaminophen, aspirin (Asreiptin, Bayer) và ibuprofen ( Advil, Motrin).
  • Nhóm thuốc điều trị bệnh trĩ dạng bôi: Thuốc bảo vệ và làm bền tĩnh mạch: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth subgallate; thuốc chống viêm, giảm ngứa: Hydrocortisone 1%; thuốc sát trùng ngoài hậu môn: Phenylmercuric nitrate, Boric acid…
  • Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ đặt hậu môn: Viên đạn trĩ Proctolog, thuốc đạn Avenoc, thuốc Neo Haelar, Witch Hazel.

- Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại khoa:
  • Thủ thuật: chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp làm đông bằng tia hồng ngoại, đốt điện với máy đốt hai cực, cắt cơ thắt trong, cột mạch trĩ qua siêu âm Doppler.
  • Phẫu thuật cho người bệnh trĩ: cắt trĩ từng búi, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo, PPH...).

Chữa bệnh trĩ bằng Đông y

- Châm cứu, bấm huyệt: Châm cứu bệnh trĩ thường dùng từ 5 tới 7 huyệt nằm trên đường Ðốc Mạch, Bách Hội và Bàng Quang. Khi châm cứu những huyệt này sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.

- Bài thuốc nam:
  • Bài thuốc chữa trĩ từ lá lốt: lấy khoảng 1 nắm lá lốt, rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc. Đổ nước ra chậu xông chừng 15 phút. Khi nước đã nguội thì ngâm trực tiếp khoảng 10 - 15 phút nữa. Thực hiện như vậy từ 2 đến 3 tuần búi trĩ sẽ co lại và bé dần.
  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ trầu không: rửa sạch lá trầu không rồi cho vào nồi nước đun sôi, sau khi đợi nước ấm thì ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút, ngày làm 2 – 3 lần. Thực hiện đều đặn trong vòng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ đu đủ: cắt một trái đu đủ xanh và đợi đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ ra, buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên, để qua đêm. Thực hiện như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

Bên cạnh đó, do thành phần từ những loại thảo dược lành tính nên người bệnh có thể sử dụng được lâu dài, nhất là để phòng ngừa bệnh trĩ, cũng như trong quá trình phục hồi hậu phẫu cắt trĩ.