- Việc hỗ trợ điều trị phục hồi bằng các phương pháp vật lý trị liệu tại nhà phục hồi chức năng sau các cơn tai biến mạch máu não thường được quan tâm lên hàng đầu. Qúa trình phục hồi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ liệt, sức khỏe người bệnh, ở những người trẻ thì tiến trình hồi phục sẽ nhanh hơn so với những bệnh nhân lớn tuổi.

- Tập vật lý trị liệu giúp người bệnh hồi phục chức năng vận động, duy trì lực của cơ và lưu thông máu huyết. Bệnh nhân cần tập bên bị liệt, đồng thời được khuyến khích tập bên còn khỏe duy trì lực cơ. Nếu không duy trì vận động, bệnh nhân sẽ dễ bị cứng khớp. Hạn chế vận động.
- Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị liệt nửa người, việc chăm sóc đúng cách có thể giúp bệnh nhân sớm hòa nhập với xã hội mà còn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm khác như: viêm loét da do nằm lâu, viêm phổi, trầm cảm,… Thời gian tập luyện để phục hồi tốt nhất là từ 1 tháng đến 3 tháng đầu tiên. Bệnh nhân nên được luyện tập dần từng động tác, từ đơn giản đến phức tạp, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Xem thêm tại đây

∗ Quy Trình Tập Vật Lý Trị Liệu:
- Giai đoạn đầu: Giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn để vận động được tay chân bên liệt.người nhà hỗ trợ cho bệnh nhân năm nghiêng và xoay người hạn chế để bệnh nhân năm một vị trí lâu rễ gay loet do tỳ đè.

- Tập vận động vai, tay: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên đan vào nhau. Duỗi thẳng 2 tay ra trước,bệnh nhân đưa lên xuống, xoay theo kim đồng hồ và ngược lại mục đích để cho khớp vại không bị viêm và cứng liên đốt bàn tay ,ngón tay.

Tập Luyện Vật Lý Trị Liệu Sau Tai Biến Mạch Máu Não

- Tập dồn trọng lượng lên chân liệt: bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân nâng chân lành lên khỏi mặt giường để dồn trọng lượng lên chân liệt.

- Giai đoạn sau: tập vật lý trị liệu kết hợp xoa bóp cho lưu thông tuần hoàn máu, tỳ vào mức độ phát triển để tập mạnh các cơ và ổ khớp.

∗ Phòng ngừa cứng khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút:
+ Bài tập 1: Bệnh nhân ngồi. Dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt và làm duỗi cổ tay rồi đặt xuống mặt giường cạnh thân. Dùng tay lành giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng và nghiêng người sang bên liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt.

+ Bài tập 2: Cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Đưa 2 bàn tay lên sát cằm, dùng lực của bàn tay làm duỗi tối đa cổ tay bên liệt. Có thể tựa vào má và cằm rồi giữ yên trong thời gian lâu.

- Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Co 2 gối lại và vòng 2 tay qua 2 gối. Kéo 2 gối về phía ngực và nâng đầu lên. Sau đó, trở về vị trí ban đầu.
- Phòng ngừa co rút gân gót và gấp ngón chân: cho bệnh nhân ngồi đặt bàn chân yếu vuông góc 90 độ với khớp gôi, lấy chân lành gác lên khớp gối bên yếu cho giãn gân gót chân.

- Kết hợp vừa tập vật lý trị liệu và châm cứu trong quy trình phục hồi tai biến bệnh nhân phát triển rất là tốt.

Tham khảo các phương pháp vật lý trị liệu tại nhà tại đây: https://tapvatlytrilieutainha.vn/cac...g-tai-nha.html