Để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, người dân cũng như các chủ đầu tư của công trình cần phải thiết kế và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp. Vậy hệ thống phòng cháy chữa cháy là gì? Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những phần gì? Hãy tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây của An Tâm.

Tại Việt Nam, ở rất nhiều nơi ý thức của người dân và chủ đầu tư trong công tác phòng cháy chữa cháy là chưa cao. Có thể thấy rằng các vụ hỏa hoạn diễn ra ngày càng nhiều với mức độ nguy hiểm ngày càng lớn. Các vụ cháy đa phần xuất hiện tại các khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và xây dựng một hệ thống phòng cháy chữa cháy hiệu quả là vô cùng quan trọng.

Một hệ thống phòng cháy chữa cháy đầy đủ theo yêu cầu phải có hai thành phần đó là hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy.

Hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy vì nó giúp chúng ta phát hiện kịp thời đám cháy đang khởi phát, đồng thời giúp cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà và lực lượng cứu hỏa.

Trong hệ thống báo cháy tự động có ba thành phần: trung tâm báo cháy ( bao gồm bo mạch xử lý, bộ nguồn, ắc quy), thiết bị đầu vào (bao gồm đầu báo và công tắc khẩn), thiết bị đầu ra (bao gồm bảng hiển thị phụ, chuông báo, đèn báo).


Trong hệ thống báo cháy được phân loại thành hệ thống báo cháy thông thường (Conventional Fire Alarm System) và hệ thống báo cháy theo địa chỉ (Addressable Fire Alarm system). Hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, còn hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt đến trung tâm điều khiển, giúp phát hiện nơi xuất phát đám cháy chính xác. Chính vì vậy mà hệ thống báo cháy địa chỉ thường được dùng để lắp đặt tại các công trình lớn và được chia ra làm từng điểm độc lập.
Xem thêm: https://pcccantam.com/phong-chay-chu...guyen-tac.html