Các nhà thiết kế thi công nội thất luôn yêu cầu sự thống nhất giữa phong cách kiến trúc và phong cách nội thất. Phong cách gắn liền với cá tính và đặc điểm, phong cách có thể cho thấy các bước phát triển kiến trúc nội thất trong một thời gian nhất định, trong một khu vực địa lý nhất định, với các tác phẩm có chung một đặc điểm. Phong cách theo nghĩa rộng đại diện cho một nền văn minh của thời đại. Phong cách có nghĩa là những gì đặc sắc có tính chất riêng tư, bộc lộ bản lĩnh sáng tác trong tác phẩm.

Truyền thống và đổi mới: sự đổi mới đột ngột có thể đối lập với truyền thống, truyền thống và đổi mới đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc dân tộc và yêu cầu hiện đại.

Trước khi bắt tay vào thiết kế một công trình bất kì, các kiến trúc sư và họa sĩ của Bois Indochinois - nội thất gỗ Đông Dương luôn đặc biệt chú ý để lựa chọn 1 phong cách phù hợp với gia chủ và hạ tầng cơ bản của công trình đồng thời bất cứ phong cách nội thất nào cũng phải đáp ứng được các yếu tố chính đó là tính công năng, tính thẩm mỹ và kinh tế.

Mời bạn tham khảo 12 phong cách nổi bật trong thiết kế nội thất:

1. Thiết kế nội thất phong cách hiện đại.

Phong cách hiện đại trong thiết kế nội thất - Nội thất gỗ đông dương Bois Indochinois

Khuôn mẫu tạo dựng phong cách này chính là sự chính xác, không có những hậu cảnh phức tạp, không có sự kết hợp màu sắc cầu kì, khối hình học cơ bản được sử dụng đó là vuông, chữ nhật, tròn với bề mặt sắc nét, không trang trí, không khắc viền. Mỗi chi tiết đều được đơn giản hóa một cách tối đa để phù hợp với nhu cầu sử dụng

Ưu điểm: Phong cách nội thất hiện đại được hầu hết mọi người yêu thích và chấp nhận nó bởi vẻ đẹp, sự gọn gàng và tính tiện dụng cao nhưng không kém phần sang trọng đẳng cấp.

Nhược điểm của phong cách này là yếu tố kinh tế. Để toát lên được đúng phong cách yêu cầu cao ở khâu thiết kế ngoài ra hầu hết chất liệu đồ đạc không có sẵn trong nước nên giá thành rất cao. Nếu tận dụng đồ đạc sản xuất trong nước nhiều dễ làm cho người nhìn cảm thấy "giả" và rất nhanh chán.

Tính chất khô khan, nghèo nàn về hình thức trang trí,thích hợp với công trình công cộng, do những giáo lý cực đoan như "trang trí là trọng tội" (Adolf Loos), "Nhà là cái máy để ở" (Le Corbusier) v.v.
Mang tính chất quốc tế, không có tính dân tộc và địa phương.

2. Phong cách cổ điển


Khác biệt với phong cách hiện đại, cổ điển nổi bật với những họa tiết cầu kỳ, phức tạp nhưng vẫn tinh tế và sang trọng. Các chi tiết trong thiết kế thường được ưu tiên lựa chọn những biểu tượng tôn giáo, mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật kinh điển hay khảm, nạm ánh kim theo phong cách hoàng gia xưa…

Nhược điểm của phong cách này là thiếu đi tính thân thiện gần gũi, đối tượng và các công trình phù hợp với phong cách này không nhiều.

3. Phong cách mộc mạc


Nội thất phong cách mộc mạc Bois Indochinois

Đúng với tên gọi của nó, phong cách này ưu tiên sử dụng nguyên liệu chính là gỗ tự nhiên. Các yếu tố nội thất có thể làm từ rễ cây hay sợi mây, tre… được đan thủ công. Phong cách này phù hợp nhất với những khu nghỉ dưỡng, nhà ở các vùng nông thôn.

4. Phong cách nội thất tân cổ điển


Thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển phòng khách

Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại, nơi mà các chi tiết cổ điển được mô phỏng theo một cách hiện đại. Các giá trị cũ được bảo tồn và bổ sung một số chi tiết mới tạo nên sự khác biệt về phong cách. Ví dụ có thể hoàn thiện đồ gỗ theo phong cách mới bằng cách sơn và vecni hay thay thế mạ vàng bạc bằng các chất liệu hiện đại như nỉ, lụa…

5. Phong cách Retro



Phong cách Retro trong thiết kế nội thất đông dương


6. Phong cách Maverick


Nội thất phong cách maverick Bois Indochinoise

Mang dáng dấp của phong cách thiết kế hiện đại, cách tiếp cận sáng tạo, độc, lạ bùng nổ sự trẻ trung, phá cách. Điểm nhấn của thiết kế chính là sự kết hợp màu sắc một cách ngẫu nhiên cùng với những mảnh ghép sinh động

7. Phong cách đương đại


Đặc trưng dễ nhận biết của phong cách đương đại là các thành phần kiến trúc cơ bản đều khá đơn giản như các đường, mảng và khối để tạo nên không gian nội thất, không có nhiều chi tiết, ít hoa văn rườm rà.

Những gam màu vui nhộn, những bức tranh trang trí trường phái ấn tượng, đồ nội thất đương đại, tân tiến... tất cả được bài trí khéo léo tạo nên không gian sống trẻ trung, phóng khoáng.

Vật liệu sử dụng phổ biến nhất là gỗ, ngoài ra vải dệt, nhung, ốp da cũng góp phần tạo dựng phong cách cho thiết kế này.

8. Phong cách công nghệ cao

Đây là phong cách hiện đại, sáng tạo, nhấn mạnh về cơ cấu và cách sắp xếp đồ nội thất. Các chi tiết kim loại như đinh vít, đinh tán, bánh răng… chính là điểm nhấn của phong cách. Màu sắc chủ đạo là xám, trắng và một chút màu đen.

9. Phong cách nông thôn tao nhã ( Elegant country style)

Đây là một phong cách nội thất tao nhã, thanh lịch với những ảnh hưởng của phong cách cổ điển Anh, Pháp và Scandinavian… vì vậy có thể gọi đây là phong cách nông thôn sang trọng. Nội thất màu trắng, dịu nhẹ với hình thức nội thất truyền thống nhưng không bị nặng nề về chi tiết trang trí. Mọi chi tiết đều toát lên sự mềm mại, nữ tính và ngọt ngào.

10 Nội thất phong cách Grand Bois

Grand Bois là hãng sản xuất đồ gỗ nổi tiếng, thiết kế được xuất phát từ những kiến trúc sư người Pháp. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia thì Grand Bois lại sáng tạo ra một phong cách riêng. Đó là sự kết hợp của yếu tố hiện đại từ phương Tây điển hình là nước Pháp kết hợp với yếu tố văn hóa, thổ nhưỡng khí hậu của mỗi quốc gia bản địa để tạo lên 1 phong cách mới. Ở Việt Nam đồ gỗ Grand Bois mang phong cách hiện đại, tinh tế mà vẫn thể hiện được sự thân thiện gần gũi.

Trên thực tế đồ gỗ Grand Bois vẫn đang được sản xuất công nghiệp với giá thành tương đối cao. Hãng lại không có thiết kế tổng thể, không có thiết kế may đo cho mỗi không gian riêng biệt. Khách hàng dùng sản phẩm yêu cầu sự tinh tế cao.

11. Nội thất phong cách Á Đông

Nội thất phong cách Á Đông bị ảnh hưởng nặng từ phong cách nội thất của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ phong cách khá đa dạng

Những thiết kế mang phong cách Á Đông thường giản đơn, gần gũi. Tình cảm cộng đồng, yêu thương gia đình, hay vẻ đẹp của thiên nhiên là niềm cảm hứng cho nhiều mẫu thiết kế như vậy

Trên từng đường nét và chi tiết của từng món đồ dễ nhận thấy nét mềm mại, đặc biệt ở những góc cạnh. Để khi chạm tay vào những chi tiết này sẽ cảm nhận được ngay vẻ thân thương và dễ chịu. Một chút hoa văn được lựa chọn để tạo điểm nhấn cho món đồ nội thất. Hoa văn thường lấy cảm hứng từ những ước mong về tài lộc, về bình an hay cuộc sống hạnh phúc.

Màu sắc và chất liệu thường được sử dụng một cách hài hòa và tinh tế nhất. Với phong cách Á Đông, chất liệu tự nhiên được ưu tiên sử dụng, đặc biệt là gỗ. Màu gỗ nâu trầm mộc mạc, những màu xanh tự nhiên, màu vàng hay đỏ xẫm rất hay được sử dụng. Những tông màu này vừa nhẹ nhàng, trầm lắng nhưng đầy ý vị và gần gũi.


12. Nội thất phong cách Đông Dương Bois Indochinois

Được sáng tạo bởi Họa sĩ Phạm Hùng Lâm ông là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nơi nuôi dưỡng và phát hiện nhiều họa sĩ tài danh Việt Nam. Xuất phát từ việc vẽ thiết kế nội thất cho chính căn nhà của mình và một số người bạn ông đã sáng tạo ra một phong cách nội thất mới - Bois Nội thất gỗ Phong cách Đông Dương.

Những thiết kế mang phong cách Đông Dương thường giản đơn, tinh tế nhưng gần gũi. Tình cảm cộng đồng, yêu thương gia đình, hay vẻ đẹp của thiên nhiên là niềm cảm hứng cho nhiều mẫu thiết kế như vậy. Nó đã tạo nên một nét rất riêng biệt trong những thiết kế của phong cách Đông Dương.

Thiết kế không gian tổng thể và sản xuất may đo từng sản phẩm để đạt được sự tinh tế cao nhất cũng là một điểm nhấn trong phong cách Đông Dương.